Latest Event Updates

Khởi công Cầu Cao Lãnh

Posted on Updated on

(Chinhphu.vn) – Sáng ngày 19/10 tại tỉnh Đồng Tháp, Bộ Giao thông vận tải, Tổng Công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (Cửu Long CIPM) và các nhà thầu đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng Cầu Cao Lãnh.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh giao nhiệm vụ cho đơn vị thi công Cầu Cao Lãnh

Dự lễ khởi công công trình quan trọng này có Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Đinh La Thăng, Quốc vụ khanh phụ trách Ngoại giao Australia, Thượng Nghị sĩ Brett Mason, lãnh đạo các tỉnh khu vực Đồng sông Cửu Long, đại diện nhà tài trợ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Dự án xây dựng cầu Cao Lãnh có giá trị 145 triệu USD (tương đương 3.037 tỷ đồng) do Chính phủ Australia viện trợ vốn không hoàn lại và vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

Đây là cây cầu lớn thứ hai sau Cầu Vàm Cống mới được khởi công vào ngày 10/ 9 vừa qua, thuộc Dự án Kết nối khu vực trung tâm Đồng bằng Mekong.

Dự án này có vai trò và ý nghĩa quan trọng, cấp thiết, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và kết nối trục thứ 2 Bắc Nam là đường Hồ Chí Minh từ Pắc Bó (Cao Bằng) đến Mũi Cà Mau.

Tại lễ khởi công, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh ý nghĩa của Cầu Cao Lãnh nói riêng và hệ thống giao thông ngày một phát triển đồng bộ, hiện đại đối với sự phát triển của vùng trọng điểm kinh tế Tây Nam Bộ, khu vực đang đóng góp 20% GDP của cả nước.

Để hoàn thành thi công Cầu Cao Lãnh đúng tiến độ 43 tháng, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải điều hành, kiểm soát chặt chẽ dự án, cùng với các nhà thầu thực hiện đúng quy định của hợp đồng, đảm bảo an toàn thi công và bảo vệ môi trường.

Tỉnh Đồng Tháp và các cơ quan, địa phương liên quan chủ động trong công tác giải phóng mặt bằng, đảm bảo an ninh, trật tự và hỗ trợ tích cực cho các nhà thầu Tư vấn, Nhà thầu xây lắp trong quá trình xây dựng cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống và tuyến nối Cao Lãnh-Vàm Cống của Dự án.

Phát lệnh khởi công Cầu Cao Lãnh

Để đảm bảo phát huy hiệu quả đồng bộ hạ tầng trong vùng, đặc biệt là hiệu quả của các cây cầu Cần Thơ, Vàm Cống và Cao Lãnh, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Giao thông vận tải đàm phán với các đối tác để sớm thu xếp vốn đầu tư, nâng cấp Quốc lộ 91 nối từ Cần Thơ, An Giang và đường tránh thành phố Long Xuyên.

Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng bày tỏ cảm ơn với sự giúp  đỡ của Chính phủ và nhân dân Australia, nhà  tài trợ ADB đã giúp đỡ Việt Nam xây dựng cầu Cao Lãnh.

Trước đó, Australia cũng là quốc gia viện trợ  không hoàn lại cho Việt Nam xây dựng cầu Mỹ Thuận (nối Vĩnh Long-Cần Thơ) năm 2001. Tại Lễ khởi công, Thượng nghĩ sĩ Brett Mason, Quốc vụ khanh phụ trách Ngoại giao Australia nhấn mạnh, Australia luôn coi trọng hợp tác mọi mặt với Việt Nam và sẽ tiếp tục viện trợ phát triển để thúc đẩy kinh tế-xã hội đất nước.

Được biết, Dự án xây dựng cầu Cao Lãnh bắc qua sông Tiền thuộc địa phận thành phố Cao Lãnh và huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, cách bến phà Cao Lãnh khoảng 0,8 km về phía hạ lưu và cách cầu Mỹ Thuận khoảng 35km về phía thượng lưu.

Cầu Cao Lãnh là cây cầu lớn thứ hai (sau cầu Vàm Cống) trong Dự án Kết nối khu vực trung tâm Đồng bằng sông Mekong. Ngoài cây cầu này, dự án còn xây dựng đường hai đầu cầu từ Km 03+800 đến Km 06+200 với tổng chiều dài cầu là hơn 2.000 mét. Quy mô xây dựng với 4 làn xe cơ giới và  2 làn xe thô sơ; vận tốc thiết kế 80Km/h.

Hơn 3.000 tỉ đồng xây dựng cầu Cao Lãnh

Posted on Updated on

TT – Ngày 16-10, Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (Cuu Long CIPM – Bộ GTVT) đã ký hợp đồng dự án xây dựng cầu Cao Lãnh (Đồng Tháp) với liên danh nhà thầu xây dựng Tổng công ty Cầu đường Trung Quốc (CRBC) và Công ty Vinaconex E&C Việt Nam để chuẩn bị cho việc khởi công xây dựng cầu vào ngày 19-10.

Ông Dương Tuấn Minh – tổng giám đốc Cuu Long CIPM (giữa) – ký hợp đồng xây dựng cầu Vàm Cống với liên danh nhà thầu CRBC và Vinaconex E&C Việt Nam

Liên danh nhà thầu trên đã trúng thầu dự án xây dựng cầu Cao Lãnh với vốn hơn 3.037 tỉ đồng. Theo hợp đồng, trong thời gian 1.308 ngày, nhà thầu có nhiệm vụ xây dựng hoàn thành cầu Cao Lãnh dài hơn 2km và đường dẫn hai đầu cầu. Cầu có bốn làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ; vận tốc thiết kế 80km/giờ.

Cầu Cao Lãnh được bắc qua sông Tiền thuộc địa phận TP Cao Lãnh và huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, cách bến phà Cao Lãnh khoảng 0,8km về phía hạ lưu và cách cầu Mỹ Thuận khoảng 35km về phía thượng lưu. Sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Úc, vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á và vốn đối ứng của Việt Nam.

Tập trung giải phóng mặt bằng dự án xây dựng cầu Vàm Cống

Posted on Updated on

(CT)- Chiều 11-10, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Đào Anh Dũng, cùng lãnh đạo một số sở, ngành thành phố đã đi kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng Dự án thành phần 3 – xây dựng cầu Vàm Cống và tiến độ công trình đường Thới Thuận-Thạnh Lộc (đoạn 2,9 km trên địa bàn quận Thốt Nốt) thuộc dự án WB5.

PCT UBND TP Cần Thơ Đào Anh Dũng đi kiểm tra công tác GPMB

Theo Trung tâm Phát triển quỹ đất (TTPTQĐ) TP Cần Thơ, Dự án thành phần 3 – xây dựng cầu Vàm Cống có 258 hộ dân bị ảnh hưởng. Đến nay, đã lập hồ sơ bồi thường cho toàn bộ hộ dân bị ảnh hưởng, phê duyệt kinh phí cho 243 hồ sơ và một tổ chức với số tiền hơn 157,3 tỉ đồng, chi trả được 101 tỉ đồng. Kế hoạch vốn đã giao từ đầu dự án là 103 tỉ đồng, TTPTQĐ cũng đã giải ngân hết (gồm 101 tỉ đồng chi trả cho các hộ dân và ứng một phần chi phí cho công tác giải phóng mặt bằng khoảng 2 tỉ đồng). Vừa qua, UBND TP Cần Thơ cho dự án tạm ứng 19 tỉ đồng, TTPTQĐ dự kiến sẽ chi trả cho 15 hộ dân và một tổ chức tại vị trí xây dựng cầu đã có kế hoạch chi trả… Theo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) thành phố, công trình đường Thới Thuận-Thạnh Lộc (đoạn 2,9km thuộc địa bàn quận Thốt Nốt) có 3 gói thầu, tiến độ đạt khoảng 35-63%.

Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Đào Anh Dũng yêu cầu TTPTQĐ thành phố và quận Thốt Nốt đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng Dự án thành phần 3 – xây dựng cầu Vàm Cống. Theo đó, trong tuần tới phải giải ngân chi trả hết cho dân số tiền 19 tỉ đồng đã bố trí, tiếp tục có văn bản đề nghị Tổng Công ty Đầu tư Hạ tầng Giao thông Cửu Long bố trí thêm vốn, vận động người dân bàn giao mặt bằng và đến 30-10 phải bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư, nhà thầu tiến hành thi công cầu… Đối với công trình đường Thới Thuận-Thạnh Lộc, Phó Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo Sở GTVT đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ, trong đó phải có giải pháp thi công cụ thể…

Cầu Vàm Cống – Vam Cong Bridge

Video Posted on Updated on

Clip giới thiệu về dự án cầu vàm cống

Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Vàm Cống, tỉnh Đồng Tháp

Posted on Updated on

(Chinhphu.vn) – Sáng 10/9, tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tới dự và phát lệnh khởi công Dự án xây dựng cầu Vàm Cống, cây cầu bắc qua sông Hậu.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại lễ khởi công cầu Vàm Cống, sáng 10/9

Tại Lễ khởi công, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương nỗ lực của Bộ Giao thông vận tải, các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, các doanh nghiệp Việt Nam, Hàn Quốc và nhân dân địa phương vùng dự án trong quá trình chuẩn bị đầu tư và xúc tiến khởi công xây dựng cầu Vàm Cống, cây cầu ước mơ ngàn đời của người dân vùng ĐBSCL, nhất là người dân đôi bờ sông Hậu.Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng, lãnh đạo một số Bộ, ngành, địa phương đến dự.

Cùng với các công trình như đường cao tốc TPHCM – Trung Lương, cầu Cần Thơ, cầu Rạch Miễu, tuyến đường Nam sông Hậu và Quản Lộ – Phụng Hiệp, việc đầu tư xây dựng công trình cầu Vàm Cống nói riêng và các công trình thuộc Dự án Kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mekong nói chung sẽ hình thành một hệ thống giao thông đường bộ rộng mở, thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương hàng hóa giữa các tỉnh Tây Nam Bộ với khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.

Cầu Vàm Cống (phần cầu chính và cầu dẫn) là cây cầu thứ 2 sau cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu thuộc địa phận huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp và quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ, cách bến phà Vàm Cống khoảng 2,5 km về phía hạ lưu và cách cầu Cần Thơ khoảng 48 km về phía thượng lưu.

Thủ tướng phát lệnh khởi công xây dựng cầu Vàm Cống.

Đây là một hợp phần quan trọng thuộc Dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mekong (bao gồm 5 dự án thành phần với tổng chiều dài 78km, trong đó có cầu Cao Lãnh, tuyến nối Cao Lãnh-Vàm Cống, cầu Vàm Cống, tuyến tránh TP Long Xuyên và tuyến Mỹ An-Cao Lãnh.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải đôn đốc, giám sát các doanh nghiệp, nhà thầu tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, bảo đảm chất lượng, an toàn lao động, đúng tiến độ đưa cầu Vàm Cống vào sử dụng.

Thủ tướng cũng lưu ý các Bộ, ngành liên quan, UBND tỉnh Đồng Tháp và TP Cần Thơ phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải tập trung làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình thực hiện Dự án cũng như kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh nếu có.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh các địa phương trong vùng ĐBSCL cần tiếp tục quan tâm huy động các nguồn lực cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông vận tải, đi liền với đó là quyết liệt hơn nữa trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới gắn liền với nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân địa phương.

Cầu Vàm Cống được thiết kế với 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ, dải phân cách, dải an toàn, vận tốc thiết kế 80km/h.

Quy mô mặt cắt ngang cầu (cầu chính và cầu dẫn) là 24,5 m. Tổng chiều dài cầu 2,9 km (trong đó, phần cầu chính vượt sông là cầu dây văng dài 870m và cầu dẫn bằng bê tông cốt thép dự ứng lực 2 phía Đồng Tháp và Cần Thơ dài gần 2km).

Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 271 triệu USD (tương đương 5.700 tỷ đồng), sử dụng nguồn vốn ODA ưu đãi của Chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Dự kiến thời gian hoàn thành dự án là 48 tháng.

Liên danh Hàn Quốc sẽ xây cầu Vàm Cống 271 triệu USD

Posted on Updated on

Lễ ký hợp đồng xây dựng cầu Vàm Cống.

Sáng 5/9, tại Hà Nội, Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (Cửu Long CIPM) và Liên danh GS Engineering & Construction và Hanshin Engineering & Construction Co., Ltd (Hàn Quốc) đã ký hợp đồng xây dựng cầu Vàm Cống – dự án thành phần 3 thuộc dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mekong.

Dự án xây dựng cầu Vàm Cống là một trong những dự án quan trọng của ngành giao thông nhằm hoàn thành từng bước kết nối khu vực phía Tây của Đồng bằng sông Cửu Long, tạo thành tuyến trục dọc thứ hai hỗ trợ cho Quốc lộ 1A hiện đang trở nên quá tải.

Cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu thuộc địa phận huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) và quận Thốt Nốt (thành phố Cần Thơ). Dự án có tổng chiều dài cầu 2,97 km, phần cầu chính dây văng có khẩu độ nhịp chính 450 m, sơ đồ nhịp toàn cầu 870 m; cầu dẫn phía Đồng Tháp 1.099 m; cầu dẫn phía Cần Thơ 999,7 m.

Cầu có quy mô xây dựng với 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ, vận tốc thiết kế 80 km/h. Dự án có tổng mức đầu tư 271,58 triệu USD (tương đương 5.687 tỷ đồng), được sử dụng nguồn vốn ODA ưu đãi của Chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, việc đầu tư xây dựng cầu Vàm Cống và dự án sớm hoàn thành sẽ tạo thuận lợi cho giao lưu hàng hóa giữa các tỉnh Tây Nam Bộ với các khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, là động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực Nam Bộ và của cả nước.

Phát biểu tại lễ ký, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, ông Nguyễn Văn Thể đã yêu cầu các nhà thầu, các đơn vị thi công và các đơn vị tư vấn cần phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản, công tác giải phóng mặt bằng nhằm hỗ trợ tốt nhất cho dự án; các nhà thầu xây dựng phải huy động đầy đủ máy móc thiết bị, nhân lực, tài chính để tổ chức thi công; các đơn vị tư vấn giám sát cần nghiêm túc thực hiện các quy định về chất lượng, tiến độ, an toàn, tiêu chuẩn kỹ thuật của hợp đồng và các quy định của pháp luật để dự án hoàn thành đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Giới thiệu dự án cầu Vàm Cống

Posted on Updated on

1. Giới thiệu chung

Vùng đồng bằng sông Cửu Long nằm ở khu vực hạ lưu sông Mêkông, chiếm 12% tổng diện tích cả nước Việt Nam, hoặc xấp xỉ 40,000 km2. Vùng này gồm nhiều sông, kênh rạch, nằm ở phía Tây Nam của Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) và bao gồm 13 tỉnh thành: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang và Kiên Giang Vùng đồng bằng sông Cửu Long có mức tăng trưởng cao trong những năm gần đây, mức trung bình cao hơn 12% một năm, cao hơn mức tăng trưởng trung bình của toàn quốc gia. Vùng đồng bằng này sản xuất nhiều hơn 50% lương thực, 65% thủy hải sản, 70% lượng trái cây của Việt Nam.

Nhiều khu công nghiệp và đô thị mới đã được xây dựng trong khu vực này, nhưng cơ sở hạ tầng giao thông hiện tại hầu hết đang ở trong tình trạng không tốt và vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội, gây khó khăn cho việc đi lại, đặc biệt là trong mùa mưa do có lũ.

Trước tình hình này, Chính phủ Việt Nam đã đặt ưu tiên hàng đầu cho việc xây dựng Dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mêkông nhằm thúc đẩy nền kinh tế khu vực và tăng cường kinh tế quốc gia nhờ việc thiết lập hệ thống giao thông thích hợp giữa vùng thủ đô và khu vực vùng. Có 3 thành phần trong Dự án kết nối khu vực trung tâm sông Mê Kông:

  • Cầu Cao Lãnh bao gồm các cầu dẫn và đường dẫn với tổng chiều dài là 7.8km. Cầu Cao Lãnh sẽ là cây cầu dây văng với nhịp chính là 350m và tĩnh không tối đa trên mực nước là 37.5m bao gồm các nhịp dẫn. Tổng độ dài cầu Cao Lãnh xấp xỉ 2km và xây dựng 6 làn xe bắc qua nhánh sông Tiền.
  • Đường nối từ cầu Cao Lãnh đến cầu Vàm Cống có chiều dài xấp xỉ 15.7km và được thiết kế theo tiêu chuẩn của đường cao tốc nhưng giai đoạn đầu sẽ xây dựng với 4 làn xe.
  • Cầu dây văng Vàm Cống (cầu chính) có nhịp chính 450m với các cầu dẫn sẽ có tổng chiều dài là 2.97km. Phần này được xác định là Dự án thành phần 3A nằm trong dự án xây dựng cầu Vàm Cống. (“Dự án”). Thành phần 3B là đường dẫn đến phía Đông và Tây của cầu và dài xấp xỉ 2.9km.

Dự án này sẽ mở ra một con đường tắt cho hệ thống giao thông nối giữa TPHCM, khu vực trung tâm đồng bằng Mêkông và Vành đai ven biển phía Nam và kết nối các trung tâm công nghiệp-nông nghiệp sản lượng cao ở khu vực trung tâm đồng bằng Mêkông với các thị trường quan trọng trong nước và khu vực (đặc biệt là TPHCM và Bangkok) với các cảng chuyển hàng xuất khẩu. Hơn nữa, dự án sẽ giúp giảm bớt khối lượng giao thông lớn hiện đang tăng lên một cách nhanh chóng và mang đến lợi ích cho hệ thống giao thông đông đúc cắt ngang sông hiện tại ở khu vực Vàm Cống mà hiện nay chỉ có các phà nhỏ với quy mô mở rộng khả năng phục vụ của phà còn hạn chế

 

2. Khái quát về Dự án

 

–  Tên Dự án : Dự án xây dựng cầu Vàm Cống (gói CW3A), Dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mêkông
–  Mô tả Dự án : Xây dựng phần cầu chính (cầu dây văng) và các cầu dẫn (2.97km)
–  Chủ đầu tư : Cửu Long CIPM, Bộ Giao thông Vận tải (MOT)
–  Quyết định đầu tư : Quyết định số 3058/QD-do Bộ Giao thông Vận tải ban hành ngày 25/10/2010
–  Nguồn quỹ : EDCF – Hàn Quốc

Bản đồ vị trí của Dự án như sau

 Ảnh

Bình đồ của Dự án

 Ảnh


3. Cầu dây văng ( Cầu chính)

Cầu Vàm Cống là cầu dây văng lớn và là thành phần chính của dự án này. Những đặc điểm chính của cầu dây văng Vàm Cống được tóm tắt như sau:

  •  Chiều dài cầu 870m với nhịp chính dài 450m và hai nhịp biên dài 210m;
  •  Tổng bề rộng thông thuyền là 300m với chiều cao tĩnh không Hmax là 30m và nhịp giữa rộng 110m với chiều cao tĩnh không Hmax là 37.5m;
  •  Trụ tháp bê tông có dạng chữ H có độ cứng cao theo phương ngang do hình dạng cấu kiện, sức kháng chống mất ổn định cao. Ngoài ra nó còn có ưu điểm đó là tạo ra tính liên tục và thống nhất  do sử dụng các vật liệu đồng nhất cho trụ tháp và trụ.
  • Bản mặt cầu rộng 25.8m gồm hai dầm liên hợp liên kết với nhau bằng các dầm ngang, khoảng cách các dầm ngang là 4.0m. Kết cấu dầm biên là kết cấu đạt hiệu quả về kinh tế và dễ dàng cho thi công.
  •  Giai đoạn đầu bản mặt cầu sẽ gồm 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô xe với dải phân cách giữa, và sẽ được mở rộng thành 6 làn xe cơ giới để đáp ứng nhu cầu giao thông trong tương lai.
  •  Trụ tháp sử dụng cọc khoan nhồi đường kính 2.5m.

  Bố trí chung của cầu chính như sau:

Ảnh

Tháp cầu

Tháp cầu bê tông có dạng chữ H cải tiến có độ cứng cao theo phương ngang do hình dạng kết cấu, sức kháng chống mất ổn định cao. Ngoài ra nó còn có ưu điểm đó là tạo ra tính liên tục và thống nhất do sử dụng các vật liệu đồng nhất cho tháp cầu và trụ.

Tháp cầu có dạng khung chữ H để giữ các dây văng nằm trên một mặt phẳng thẳng đứng, vì thế có thể đơn giản hóa hình dạng của các neo dây văng.

  •  Hình dạng trụ tháp: Tháp cầu bê tông có hình dạng chữ H cải tiến
  •  Chiều cao trụ tháp: 148.904 m
  •  Bán kính cong: R = 450.000 m

Ảnh

Chân tháp

Mặt cắt ngang chân tháp thay đổi từ 6.5mx6.5m tại đỉnh bệ đến 4.5mx5.0m tại đỉnh trụ tháp.

Bề dày thành 900mm không đổi suốt chiều cao tháp, ngoại trừ tại điểm giao giữa dầm ngang và chân trụ tháp, gần đỉnh bệ trụ và tại vị trí neo cáp. Dự tính bê tông sẽ được đổ theo từng đốt 4.0m.

Dầm ngang

Tháp cầu được liên kết cứng bởi hai dầm ngang, một dầm ngang tại cao độ dầm chủ và dầm ngang còn lại tại phần trung tâm của các điểm neo dây văng. Dầm ngang có thể được sử dụng DƯL ứng suất trước để đảm bảo liên kết cứng giữa dầm ngang và tháp.

Bệ cọc

Bệ cọc bố trí trên 32 cọc khoan nhồi D=2.5m, chiều dài cọc dự kiến từ 113m ÷ 116m được thiết kế để chống lại tải trọng va tàu gây ra bởi các tàu có kích thước 5,000 DWT. Vận tốc va tàu thiết kế sẽ được xác định theo Tiêu chuẩn Cầu 22TCN272-05 với giả định tốc độ dòng nước chảy trung bình là 1.20m/s.

Mặt cầu

Bề rộng bản mặt cầu là 25.8m và Tổng chiều rộng toàn bộ mặt cắt ngang cầu chính là 26.5m, gồm 2 làn xe cơ giới, 1 làn xe thô sơ và khoảng trống dành cho dây văng.

Mặt cắt ngang điển hình của cầu

Ảnh

Bản mặt cầu dày 260mm. Dải phân cách giữa bằng bê tông được sử dụng đảm bảo an toàn giao thông hai chiều, và lan can thép được dùng để phân cách làn giao thông với bên ngoài cầu.

Trụ neo

Trụ neo được liên kết cứng với mặt cầu. Điều này giúp chịu được lực nhổ tại nhịp neo. Cáp DƯL bên trong liên kết trụ neo với mặt cầu, đảm bảo tính liền khối giữa mặt cầu và trụ.

Trụ neo bao gồm hai cột rỗng chữ nhật với tiết diện 5.0m x 6.0m do đó có nhiều lợi thế trong việc bảo trì do cáp neo được bảo vệ trong cột rỗng. Bệ trụ được đặt trên 27 cọc khoan nhồi có đường kính Ø 1,500mm, chiều dài cọc dự kiến 73 ÷ 80m.

Hai trụ được đặt trên sông tại hai phía của trụ tháp. Những trụ neo này đã được thiết kế để chống lại tải trọng va tàu gây ra bởi tàu có kích thước 1,000 DWT.

Kích thước chi tiết trụ neo xem hình vẽ sau.

Ảnh

4. Cầu dẫn

Sơ đồ bố trí nhịp cầu dẫn phía Đồng Tháp: 39.7m + 10 x 40.0m + 2×30.0m + 15×40.0m từ vị trí mố đến khe co giãn với cầu chính. Cầu này có tổng cộng 28 nhịp.

Sơ đồ  bố trí nhịp cầu dẫn phía Cần Thơ: 24×40.0m + 39.7m. Có tổng cộng 25 nhịp.

Mỗi nhịp của cầu dẫn gồm có các dầm Super-T với chiều dài thay đổi từ 28.2m đến   38.2m.

        Bố trí chung của cầu dẫn được trình bày trong các hình sau:

Ảnh

 Cầu dẫn phía Đồng Tháp

 Ảnh

Cầu dẫn phía Cần Thơ

Ảnh

Kết cấu phần trên của cầu dẫn cầu Vàm Cống có tổng bề rộng là 24.5m. Trong giai đoạn đầu, kết cấu phần trên sẽ có một làn xe môtô rộng 3.0m và hai làn xe co giới 3.5m cho mỗi hướng. Trong thiết kế, cầu có ba làn chịu tải cho mỗi hướng. Các làn được phân cách bằng dải phân cách bê tông rộng 0.5m, do vậy tổng bề rộng sẽ là 24.5m (0.5m+3.0m + 2×0.5m + 2×3.5m + 3×0.5m + 2×3.5m + 2×0.5m + 3.0m + 0.5m). Trong giai đoạn hoàn chỉnh, cầu sẽ được mở rộng thêm hai làn dừng khẩn cấp với tổng bề rộng là 28.5m (0.5m + 2.5m 3×3.5m + 3×0.5m + 3×3.5m + 2.5m + 0.5m).

Mặt cắt ngang của kết cấu phần trên

  Ảnh

Kết cấu trụ dẫn trên cạn

Ảnh

Các trụ cầu dẫn dưới sông

Ảnh

– Mố cầu dạng mố chữ U bằng BTCT. Móng mố đặt trên hệ gồm 12 cọc khoan nhồi đường kính 1,5m, chiều dài cọc dự kiến (64 ¸ 68)m;

– Trụ cầu dạng khung bằng BTCT, xà mũ bằng BTCT DƯL. Móng trụ đặt trên hệ cọc khoan nhồi BTCT đường kính D=1,5m với 10 cọc có chiều dài cọc dự kiến (60 ÷ 74)m ở các trụ P1 ÷ P17, P39 ÷ P53 và 12 cọc có chiều dài cọc dự kiến (64 ÷ 74)m ở các trụ P18 ÷ P27, P30 ÷ P38;